Cụ thể, thủ đô tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển đồng đều đô thị hai bên bờ sông Hồng. Đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố ven sông nổi tiếng trên thế giới như Thượng Hải, Seoul, Paris, London… hay thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Theo đó, khu Đông Hà Nội sẽ ngày càng “thu ngắn” khoảng cách với khu vực trung tâm, cả về thời gian di chuyển lẫn tốc độ phát triển.

Bước sang nửa cuối năm 2021, khu vực này đón nhiều tín hiệu tích cực về hạ tầng giao thông. Theo đó, dự án xây dựng đường Vành đai 2 đoạn cầu từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là hai trong 6 công trình giao thông trọng điểm cấp bách trên địa bàn Hà Nội được phép thi công trong thời gian giãn cách xã hội.

Đường Vành đai 2 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đang được tăng tốc triển khai để bảo đảm tiến độ. Tuyến đường được thi công với công nghệ cầu bê-tông cốt thép trên đà giáo di động lần đầu tiên áp dụng.

Ghi nhận tiến độ đến cuối tháng 8, các nhà thầu đang ráo riết thi công song song các đoạn đường từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng để sớm khớp nối với đoạn Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở đã hoàn thiện và thông xe.

Cách đó không xa, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cũng đạt được tiến độ đáng kể, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, cản trở. Hơn 7 tháng kể từ khi khởi công với hơn 500 nhân công chia thành 11 mũi, đến cuối tháng 8 vừa qua, dự đã thi công 425/562 cọc khoan nhồi; hoàn thành đổ bê tông 20/61 bệ trụ và 14/61 thân trụ; đúc được 63/396 phiến dầm Super T… Ước tính, khối lượng thực hiện đã đạt hơn 15%, dự kiến hoàn thành trong quý II/2023.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có kết cấu, hình dáng tương tự và nằm song song cầu Vĩnh Tuy 1, trị giá khoảng 2.538 tỷ đồng, nối điểm đầu từ đường Trần Quang Khải – Nguyễn Khoái – Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) với điểm cuối giao đường Long Biên – Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu có 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ.

Dự kiến sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cùng với tuyến đường Vành đai 2 và nút giao Cổ Linh sẽ tạo nên trục kết nối thông suốt và rút ngắn thời gian di chuyển giữa Long Biên với các quận bên kia cầu như Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa…

Đặc biệt, mới đây thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Theo đó, cây cầu này có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm); điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, Long Biên).

Hạ tầng nghìn tỷ khơi thông mạch thịnh vượng cho khu Đông Hà Nội - Ảnh 1.

Previous post Xu hướng metaverse ngày càng nóng, gã khổng lồ Softbank ngay lập tức chi 93 triệu USD nhảy vào cuộc chơi mới
Next post Bộ tài chính vinh danh Techcombank đứng đầu danh sách “Nhà tạo lập thị trường”