Hạ tầng giao thông, xã hội hiện đại và phát triển bậc nhất

Mỗi một thành phố đều có những khu vực biểu tượng. Nếu như khu phố Cổ là nơi lắng đọng những trầm tích thời gian, thì khu vực phía Tây Hà Nội là biểu tượng cho sự vươn mình lớn mạnh của Thủ đô hiện đại.

10 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tầm nhìn 2030 – 2050, khu vực này đã chứng kiến sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, thể hiện được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động.

Các tuyến đường lớn trong khu vực lần lượt thông xe, tạo thành tuyến giao thông liên hoàn, kết nối toàn bộ khu vực. Đó là Đại lộ Thăng Long, đường Lê Đức Thọ, vành đai 3.5, đường Trịnh Văn Bô kéo dài, Tới đây, đường 70 đoạn Nhổn – Đại lộ Thăng Long, tuyến metro số 5, 6, 7 hình thành, hứa hẹn thiết lập nên một mạng lưới giao thông siêu kết nối khu vực phía Tây với trung tâm cổ kính của Hà Nội.

Theo đó, khu Tây tập trung nhiều nhất hạ tầng và tiện ích xã hội chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sống – làm việc và chăm sóc sức khỏe của cư dân Thủ đô. Trong vòng bán kính vài km tính từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình có hàng chục trường học chất lượng cao như Trường quốc tế Vinschool, Trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, trường THPT Hanoi – Amsterdam và hàng loạt trường Đại học hàng đầu đất nước. Đã từ lâu, các phụ huynh Hà Nội khi chọn lựa trường học cho con đều tìm đến khu vực này.

Đây cũng là nơi tọa lạc hàng loạt bệnh viện, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế: Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, Phòng khám đa khoa Thu Cúc, bệnh viện 198,…

Hiện nay, khu vực này vẫn đang tiếp tục đón nhận làn sóng dịch chuyển của hàng loạt trụ sở các Bộ ngành, các doanh nghiệp, hình thành một cộng đồng cư dân chất lượng cao gồm các trí thức, chuyên gia quốc tế…

Vị trí thu hút nhu cầu ở thực, mở ra tiềm năng khai thác kinh tế cao

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2021 của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản khu Tây 5 năm qua luôn duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất. Quận Từ Liêm và Cầu Giấy chiếm 44% nguồn cung sơ cấp. Sự phát triển và cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng như đường vành đai 3.5 sẽ là những động lực chính thúc đẩy khu Tây tiếp tục dẫn đầu thị trường với 29% nguồn cung tương lai.

Theo chuyên gia, bất động sản khu vực sẽ có những bước tăng giá đáng kể, nhất là phân khúc đất nền, biệt thự. Đặc biệt, trong báo cáo quý 4/2021 của Savills, giá biệt thự, nhà liền kề trên thị trường Hà Nội đã tăng 33-60%, tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới đạt 83%. Hoạt động giao dịch được cải thiện so với các tháng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tây Hà Nội: Xứng danh tọa độ kết nối của Thủ Đô - Ảnh 1.

Previous post SSI Research: NHNN sẽ chưa thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới, hạn mức tín dụng có thể được nới thêm
Next post Shark Liên chia sẻ hình ảnh những ngày bận rộn đi chợ rồi về nhà lo chuyện cúng kiếng cuối năm, mới thấy doanh nhân đâu chỉ biết lo chuyện ngoài