Một trong những mối quan tâm hàng đầu của ông Shinzo Abe khi vừa nhậm chức năm 2012 là việc giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2020. Madrid và Istanbul khi ấy là những thành phố tiềm năng để trở thành chủ nhà của sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

Tuy nhiên, việc Nhật Bản giành quyền đăng cai Thế vận hội đã cho thấy quyết tâm của Tokyo. Chính quyền của ông Abe muốn thông qua sự kiện để truyền đi thông điệp: Nhật Bản sẽ hồi sinh và tự tin sau nhiều thập kỷ kinh tế trì trệ, mở cửa với thế giới và nối lại tinh thần của một quốc gia trẻ trung từ hồi Olympic Tokyo 1964, khi Nhật Bản lần đầu tuyên bố mình là một cường quốc dân chủ.

Năm 2021, Nhật Bản quyết tâm tổ chức sự kiện thể thao này ngay cả khi dịch bệnh hoành hành trên khắp thế giới. Khán giả cũng không thể tới các địa điểm thi đấu theo dõi các vận động viên vì giãn cách xã hội. Không những vậy, nhiều người dân Nhật Bản đang lên tiếng phản đối sự kiện này. Tất cả những điều đó làm dấy lên câu hỏi liệu Nhật Bản có tổ chức thành công Olympic Tokyo hay không?

Giống như tên gọi, Tokyo sẽ là thành phố chủ nhà của sự kiện thể thao này. Tuy nhiên, thủ đô nước Nhật là một trong những đô thị chịu thiệt hại nặng nề nhất sau 18 tháng dịch bệnh hoành hành. Ngay ở thời điểm hiện tại, dịch vẫn chưa được khống chế, kéo theo đó là những màn thi đấu đỉnh cao vắng bóng khán giả. Trong bối cảnh đấy, thông điệp hồi sinh kinh tế, nối lại tinh thần năm 1964, ít nhiều mất đi giá trị.

Thế vận hội không khán giả: Nhật Bản liệu có thành công sau cánh cửa đóng kín? - Ảnh 1.

Previous post Loạt doanh nghiệp ở Đồng Nai ngưng sản xuất
Next post 30 tuổi phải biết 5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng nhất đời người nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này!